Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
58598

Vững vàng những cột mốc lòng dân

Ngày 08/11/2017 14:37:09

(THO) - Những năm qua, phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa triển khai thực hiện đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, gìn giữ sự bình yên nơi biên giới.

Ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu (Mường Lát) khi nói đến già làng Phan Văn Xiết (71 tuổi) người dân tộc Dao, bà con trong bản không ai không biết đến. Với dáng người nhỏ thó, trong suốt hơn 20 năm qua, già đã cùng với các chiến sĩ biên phòng Quang Chiểu bảo vệ đường biên giới, cột mốc G6 (nay là mốc 286) chủ quyền của đất nước.
Trong căn nhà sàn giữa đại ngàn, già Xiết say sưa kể cho chúng tôi về chuyện tự nguyện bảo vệ đường biên cột mốc. Trong trí nhớ của già, trước đây từ bản tới đường biên giới khoảng 7 km chủ yếu là núi cao, rừng rậm việc tuần tra biên giới rất khó khăn, chỉ đi được bằng đường mòn, mỗi khi BĐBP tuần tra, bảo vệ đường biên nhiều hôm phải ngủ lại trong rừng. Thấy vậy, già Xiết đã tự nguyện đăng ký với BĐBP để bảo vệ cột mốc với suy nghĩ giữ cột mốc cũng như giữ nhà mình vậy. Từ năm 1994 đến nay, mỗi tuần một lần, không kể trời mưa hay nắng, già Xiết đều đặn vượt đèo, lội suối lên đường đi kiểm tra cột mốc biên giới. Chúng tôi có dịp theo chân già tới cột mốc G6, sau nửa ngày băng rừng, lội suối, khi vừa tới cột mốc, nhìn cột mốc lấm lem bởi mưa bụi, già Xiết nghiêng người, kéo vạt áo mình lên lau sạch vết bẩn, khiến chúng tôi cảm phục. Không chỉ tận tụy với công tác bảo vệ đường biên, già Xiết còn thường xuyên dạy con cháu nêu cao tinh thần bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Gần đây, khi thấy sức khỏe không còn được như trước nên mỗi lần đi tuần tra biên giới, già Xiết lại dẫn con trai thứ là anh Phan Văn San đi cùng. Già Xiết bảo: “Giờ tôi cũng như con ngựa già... Vì thế, dạo này tôi hay đưa San đi theo, giảng giải cho nó hiểu thêm về tầm quan trọng của cột mốc biên giới. Mai này có “khuất núi”, nó sẽ thay tôi tiếp tục công việc này. Với già, cột mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng là thể hiện chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bất khả xâm phạm”.
Cũng như già Xiết, đảng viên Vi Văn Hợi đã hơn 35 năm được Đảng, Nhà nước, BĐBP tin tưởng giao trọng trách trông coi mốc giới H3 (nay là cột mốc 331) nơi vùng biên Na Mèo (Quan Sơn). Từ bản Cha Khót đến cột mốc 331 phải đi nửa ngày, nhưng ông vẫn đều đặn hàng tuần lên cột mốc để dọn dẹp vệ sinh. Với ông, cột mốc là Tổ quốc, là quê hương.
Còn với ông Vi Văn Ịch (dân tộc Thái ở bản Na Mèo) mặc dù đôi chân đã mỏi, đôi mắt đã mờ, nhưng ông vẫn hăng hái với công việc trông coi cột mốc 328 (trước kia là mốc giới H2). Ở tuổi 73, nhưng với ông mỗi lần thăm cột mốc, là mỗi lần được về với mảnh đất thiêng liêng của ông cha mình.
Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo Nguyễn Quang Dũng, cho biết: “Hiện đồn quản lý 30km đường biên với 13 vị trí và 16 cột mốc, ngoài cột mốc 327 nằm tại cửa khẩu, thì những cột mốc còn lại đều có vị trí địa hình hiểm trở, nên đòi hỏi việc bảo vệ cũng nghiêm ngặt, khó khăn hơn. Tấm gương những già làng, trưởng bản, người uy tín cùng BĐBP gìn giữ cột mốc là việc làm cao cả, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ phải học tập, noi gương họ cùng chung tay bảo vệ cột mốc, đường biên”.
Được biết, tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn dài 192 km; tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Hủa Phăn (Lào) gồm: Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ. Địa hình các khu vực đường biên giữa hai tỉnh chủ yếu là rừng, núi độ dốc lớn xen kẽ giữa sông, suối rất phức tạp. Thực hiện kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới quốc gia Việt Nam – Lào, hai tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn được giao xác định và xây dựng 88 vị trí/92 cột mốc, trong đó có 2 vị trí cắm mốc đại, 16 vị trí mốc trung và 70 vị trí cắm mốc tiểu. Trong những năm qua tại 16 xã biên giới công tác bảo vệ, giữ gìn cột mốc đã được các già làng, người có uy tín, trưởng bản, bí thư chi bộ của 150 bản quan tâm tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc cùng tham gia, đã có 56 già làng tự nguyện đăng ký tham gia tự quản 56 cột mốc trên tổng số 88 vị trí cột mốc quốc giới.
Những già Xiết, ông Hợi, ông Ịch hay còn nhiều người khác đang âm thầm làm công việc bảo vệ cột mốc ấy thật đáng trân trọng biết bao. Những công việc họ làm rất đỗi bình dị mà cao quý, với tình cảm mộc mạc, chân thành. Họ là những bông hoa đẹp của núi rừng đại ngàn trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc quốc giới quê hương.

Vững vàng những cột mốc lòng dân

Đăng lúc: 08/11/2017 14:37:09 (GMT+7)

(THO) - Những năm qua, phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh, trật tự khu vực biên giới do Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Thanh Hóa triển khai thực hiện đã lan tỏa sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Phong trào đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, gìn giữ sự bình yên nơi biên giới.

Ở bản Suối Tút, xã Quang Chiểu (Mường Lát) khi nói đến già làng Phan Văn Xiết (71 tuổi) người dân tộc Dao, bà con trong bản không ai không biết đến. Với dáng người nhỏ thó, trong suốt hơn 20 năm qua, già đã cùng với các chiến sĩ biên phòng Quang Chiểu bảo vệ đường biên giới, cột mốc G6 (nay là mốc 286) chủ quyền của đất nước.
Trong căn nhà sàn giữa đại ngàn, già Xiết say sưa kể cho chúng tôi về chuyện tự nguyện bảo vệ đường biên cột mốc. Trong trí nhớ của già, trước đây từ bản tới đường biên giới khoảng 7 km chủ yếu là núi cao, rừng rậm việc tuần tra biên giới rất khó khăn, chỉ đi được bằng đường mòn, mỗi khi BĐBP tuần tra, bảo vệ đường biên nhiều hôm phải ngủ lại trong rừng. Thấy vậy, già Xiết đã tự nguyện đăng ký với BĐBP để bảo vệ cột mốc với suy nghĩ giữ cột mốc cũng như giữ nhà mình vậy. Từ năm 1994 đến nay, mỗi tuần một lần, không kể trời mưa hay nắng, già Xiết đều đặn vượt đèo, lội suối lên đường đi kiểm tra cột mốc biên giới. Chúng tôi có dịp theo chân già tới cột mốc G6, sau nửa ngày băng rừng, lội suối, khi vừa tới cột mốc, nhìn cột mốc lấm lem bởi mưa bụi, già Xiết nghiêng người, kéo vạt áo mình lên lau sạch vết bẩn, khiến chúng tôi cảm phục. Không chỉ tận tụy với công tác bảo vệ đường biên, già Xiết còn thường xuyên dạy con cháu nêu cao tinh thần bảo vệ biên giới của Tổ quốc. Gần đây, khi thấy sức khỏe không còn được như trước nên mỗi lần đi tuần tra biên giới, già Xiết lại dẫn con trai thứ là anh Phan Văn San đi cùng. Già Xiết bảo: “Giờ tôi cũng như con ngựa già... Vì thế, dạo này tôi hay đưa San đi theo, giảng giải cho nó hiểu thêm về tầm quan trọng của cột mốc biên giới. Mai này có “khuất núi”, nó sẽ thay tôi tiếp tục công việc này. Với già, cột mốc có ý nghĩa hết sức quan trọng là thể hiện chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bất khả xâm phạm”.
Cũng như già Xiết, đảng viên Vi Văn Hợi đã hơn 35 năm được Đảng, Nhà nước, BĐBP tin tưởng giao trọng trách trông coi mốc giới H3 (nay là cột mốc 331) nơi vùng biên Na Mèo (Quan Sơn). Từ bản Cha Khót đến cột mốc 331 phải đi nửa ngày, nhưng ông vẫn đều đặn hàng tuần lên cột mốc để dọn dẹp vệ sinh. Với ông, cột mốc là Tổ quốc, là quê hương.
Còn với ông Vi Văn Ịch (dân tộc Thái ở bản Na Mèo) mặc dù đôi chân đã mỏi, đôi mắt đã mờ, nhưng ông vẫn hăng hái với công việc trông coi cột mốc 328 (trước kia là mốc giới H2). Ở tuổi 73, nhưng với ông mỗi lần thăm cột mốc, là mỗi lần được về với mảnh đất thiêng liêng của ông cha mình.
Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo Nguyễn Quang Dũng, cho biết: “Hiện đồn quản lý 30km đường biên với 13 vị trí và 16 cột mốc, ngoài cột mốc 327 nằm tại cửa khẩu, thì những cột mốc còn lại đều có vị trí địa hình hiểm trở, nên đòi hỏi việc bảo vệ cũng nghiêm ngặt, khó khăn hơn. Tấm gương những già làng, trưởng bản, người uy tín cùng BĐBP gìn giữ cột mốc là việc làm cao cả, đồng thời nhắc nhở thế hệ trẻ phải học tập, noi gương họ cùng chung tay bảo vệ cột mốc, đường biên”.
Được biết, tuyến biên giới giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn dài 192 km; tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện biên giới gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh và Thường Xuân, có 16 xã biên giới, tiếp giáp với 3 huyện của tỉnh Hủa Phăn (Lào) gồm: Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ. Địa hình các khu vực đường biên giữa hai tỉnh chủ yếu là rừng, núi độ dốc lớn xen kẽ giữa sông, suối rất phức tạp. Thực hiện kế hoạch tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới quốc gia Việt Nam – Lào, hai tỉnh Thanh Hóa- Hủa Phăn được giao xác định và xây dựng 88 vị trí/92 cột mốc, trong đó có 2 vị trí cắm mốc đại, 16 vị trí mốc trung và 70 vị trí cắm mốc tiểu. Trong những năm qua tại 16 xã biên giới công tác bảo vệ, giữ gìn cột mốc đã được các già làng, người có uy tín, trưởng bản, bí thư chi bộ của 150 bản quan tâm tuyên truyền, vận động bà con các dân tộc cùng tham gia, đã có 56 già làng tự nguyện đăng ký tham gia tự quản 56 cột mốc trên tổng số 88 vị trí cột mốc quốc giới.
Những già Xiết, ông Hợi, ông Ịch hay còn nhiều người khác đang âm thầm làm công việc bảo vệ cột mốc ấy thật đáng trân trọng biết bao. Những công việc họ làm rất đỗi bình dị mà cao quý, với tình cảm mộc mạc, chân thành. Họ là những bông hoa đẹp của núi rừng đại ngàn trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc quốc giới quê hương.